Cách lấy nhân mụn tại nhà dễ dàng an toàn không để lại thâm sẹo
- phongkhamdalieusbe
- 10 thg 11, 2022
- 7 phút đọc
Cách lấy nhân mụn tại nhà là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lấy nhân mụn cần phải đúng quy trình và lưu ý những điều nhất định để đảm bảo an toàn cho làn da, tránh những tình trạng thâm mụn, sẹo rỗ, viêm da… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Trường hợp nào nên lấy nhân mụn tại nhà?
Có một điều mà không phải ai cũng biết đó là không phải loại mụn nào cũng có thể tự lấy nhân mụn tại nhà. Đối với những trường hợp mụn sau bạn nên tới các địa chỉ da liễu, làm đẹp để được lấy nhân mụn đúng cách:
Các loại mụn như mụn bọc, mụn mủ. Mụn sưng to và đau, không nhìn thấy được cồi mụn.
Mụn viêm, sưng tấy. Mụn xuất hiện mủ trắng ở đầu mụn.
Mụn ẩn mà nhân mụn chưa trồi lên trên bề mặt da. Loại mụn này khi lấy tay sờ vào sẽ không thấy cộm.
Mụn nốt sần đỏ, mụn không có nhân, máu tích tụ bên dưới mụn. Mụn này nếu xử lý không đúng cách rất dễ gây nên tình trạng rỗ trên da.
Ngược lại, bạn có thể tự lấy nhân mụn tại nhà khi thấy các dấu hiệu sau:
Mọc riêng lẻ, kích thước nhỏ.
Mụn đã chín, cồi mụn đã khô, đen, trồi lên, sờ vào không bị đau,
Mụn đầu đen chưa viêm, đầu mụn lỗ rõ màu đen, không bị sưng đau hay tấy đỏ.
Các lưu ý trước khi lấy nhân mụn tại nhà
Khi xác định mụn có thể tự lấy nhân tại nhà được, bạn cần lưu ý các điều sau đây khi lấy mụn.
Xông hơi trước khi lấy nhân mụn
Để dễ dàng lấy được nhân mụn, việc làm dãn nở lỗ chân lông rất quan trọng.Khi xông hơi, lỗ chân lông sẽ giãn nở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lấy các chất bẩn, nhân mụn ra ngoài.
Xông hơi tại nhà có thể thực hiện một cách rất dễ dàng. Bạn có thể mua các máy xông hơi mini để sử dụng. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần nấu một nồi nước nóng bình thường hoặc có thể thêm những nguyên liệu như: chanh, sả, kinh giới, tía tô, ngải cứu,… hoặc có thể cho vào nồi một ít tinh dầu tràm trà, oải hương để tạo mùi dễ chịu và tốt cho da.
Quá trình xông hơi chỉ nên kéo dài từ 5 đên 10 phút và bạn nên giữ khoảng cách vừa phải để không bị bỏng da.
Không lấy nhân mụn bừa bãi
Khi nhận thấy mụn có dấu hiệu sưng viêm, tuyệt đối không tự ý lấy nhân mụn. Điều này sẽ làm cho da dễ bị nhiễm trùng, thậm chí gây rỗ da, thâm da, để lại sẹo trên da.
Rửa sạch tay, dụng cụ
Đây là điều bắt buộc khi lấy nhân mụn tại nhà. Việc đảm bảo các dụng cụ, tay sạch sẽ, được diệt khuẩn sẽ tăng tính an toàn. Nặn mụn sẽ tạo các vết thương hở trên da, là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào da vậy nên tay và dụng cụ sạch sẽ sẽ hạn chế việc nhiễm trùng da.
Như đã nói ở trên, quá trình lấy nhân mụn sẽ tạo các vết thương hở trên da, là điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập. Vậy nên vệ sinh da sau khi lấy nhân mụn rất quan trọng. Việc này nên được thực hiện đúng cách và phù hợp với từng loại da. Đơn giản và an toàn nhất là bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa các vùng da lấy nhân mụn.
Cách lấy nhân mụn tại nhà bằng cây nặn mụn
Để lấy nhân mụn tại nhà bằng cây nặn mụn bạn cần chuẩn bị một cây nặn mụn, bông gòn, cồn y tế 70 độ và nước muối sinh lý.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm sạch da mặt
Tẩy trang bằng dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang phù hợp để loại bỏ đi lớp trang điểm cùng những bụi bẩn trên da. Tiếp đó hãy rửa lại mặt với sữa rửa mặt có độ pH dịu nhẹ. Nếu 2 đến 3 ngày trước đó bạn chưa tẩy da chết thì bạn cũng nên tẩy da chết trước khi lấy nhân mụn,
Bước 2: Xông hơi mặt.
Nếu có máy xông tinh dầu thì bạn có thể dùng hoặc nếu không, đơn giản bạn chỉ cần lấy một nồi nước nóng bình thường, có thể thêm những nguyên liệu như: sả, chanh, kinh giới, tía tô, ngải cứu,… hoặc có thể cho vào nồi một ít tinh dầu tràm trà, Lavender để tạo mùi dễ chịu và tốt cho da. Khi xông mặt bạn nên giữ mặt với khoảng cách vừa phải và xông từ 5 đến 10 phút.
Bước 3: Khử trùng, sát khuẩn tay, dụng cụ và vùng da cần lấy nhân mụn.
Với bước khử dùng dụng cụ, bạn có thể ngâm các dụng cụ trong nước sôi. Còn đối với da mặt, bạn có thể dùng betadine hoặc nước muối sinh lý để thoa lên vùng da cần nặn mụn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông và hình thành nốt mụn mới hoặc gây viêm nốt mụn chuẩn bị nặn.
Bước 4: Nặn mụn.
Bạn nên chọn nơi có đủ ánh sáng hoặc sử dụng đèn để chiếu lên da nhằm thấy rõ được các nốt mụn.
Khi nặn mụn, bạn có thể dùng đầu nhọn của kim tạo lỗ nhỏ giữa nốt mụn, sau đó dùng đầu tròn ấn nhẹ để đẩy hoàn toàn nhân mụn từ sâu bên trong ra ngoài. Một lưu ý là bạn phải lấy hết máu bầm để tránh khả năng để lại vết thâm và lau sạch ngay mỗi nốt mụn được nặn bằng bông gòn.
Bước 5: Sát khuẩn sau khi lấy nhân mụn
Khi lấy hết nhân mụn, bạn tiến hành sát khuẩn nốt mụn. Thoa dung dịch sát khuẩn như Betadine, Dizigone, Povidine, cồn 70 độ, hoặc sản phẩm chấm mụn để giảm sưng viêm, kháng khuẩn sau khi nặn.
Cách lấy nhân mụn tại nhà bằng tăm bông
Một cách lấy nhân mụn tại nhà nữa là sử dụng tăm bông. Ưu điểm lớn của phương pháp này là hạn chế được những tổn thương trên da, tránh để lại thâm và sẹo. Lấy nhân mụn tại nhà bằng tăm bông còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi nặn mụn bởi tăm bông không bị rỉ sét như những dụng cụ khác.
Một điều mà bạn cần lưu ý là không phải loại mụn nào cũng có thể lấy nhân mụn dùng tăm bông được. Phương pháp này chỉ phù hợp với những nốt mụn đầu đen, mụn cám, mụn có cồi trồi lên bề mặt da, mụn nhỏ, dễ nặn. Còn đối với các nốt mụn bằng đã ăn sâu vào da, nốt mụn lớn, mụn viêm mủ thì không nên áp dụng cách này.
Các bước để lấy nhân mụn bằng tăm bông cũng tương tự như lấy nhân mụn tại nhà bằng cây nặn mụn, tuy nhiên thay vì dùng cây nặn mụn ta dùng tăm bông. Sau khi thực hiện các bước làm sạch da mặt, xông hơi mặt, khử trùng, sát khuẩn tay, vùng da cần lấy nhân mụn thì ta tiến hành dùng tăm bông để nặn mụn.
Dùng 2 cây tăm bông án hai bên nốt mụn cho đến khi nhân mụn trồi lên. Thực hiện tương tự trên các nốt mụn còn lại.
Sau khi lấy hết nhân mụn, chúng ta sẽ tiến hành sát khuẩn nốt mụn. Betadine, Dizigone, Povidine, cồn 70 độ, hoặc sản phẩm chấm mụn là những sản phẩm bạn co thể dùng để thoa lên nốt mụn để giảm sưng viêm, kháng khuẩn sau khi lấy nhân mụn.
Đây là phương pháp mà các spa hay dùng để lấy nhân mụn. Phương pháp này cũng tương tự với phương pháp lấy nhân mụn tại nhà bằng cây nặn mụn. Thay vì dùng cây nặn mụn thì ta dùng kim y tế. Các bước thực hiện hoàn toàn theo tuần tự với phương pháp lấy nhân mụn tại nhà bằng cây nặn mụn. Tuy nhiên, khi sử dụng kim y tế, bạn nên chú ý một số điều sau:
Dùng đầu kim châm vào nốt mụn sau đó dùng hai miếng bông y tế thấm nước muối sinh lý, dùng hai ngón tay giữ mỗi ngón một miếng bông và ấn nhẹ từ hai bên nốt mụn.
Phải lấy hết nhân mụn, mủ trắng. Dùng bông hoặc khăn giấy sạch lau sạch phần cồi mụn lẫn máu mủ đã nặn ra. Điều này giúp nốt mụn không mưng mủ hay tiếp tục hình thành mụn mà chuyển sang giai đoạn tự phục hồi.
Sau khi lấy hết nhân mụn thì bạn tiến hành sát khuẩn nốt mụn tương tự các phương pháp trên.
Chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn như thế nào?
Ngoài việc sát khuẩn nốt mụn ngay sau khi lấy nhân mụn, bạn nên sử dụng các loại mặt nạ để dưỡng da, làm dịu và giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong thời gian khoảng 3 ngày sau khi lấy nhân mụn, bạn không nên bôi bất kỳ kem dưỡng nào, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da hoặc rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt những ngày sau lấy nhân mụn cũng nên được chú ý.
Bạn nên che chắn da kỹ càng trước ánh nắng mặt trời.
Ngủ đủ giấc để làn da phục hồi nhanh hơn.
Nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh, nước, nước ép để tăng đề kháng, giúp da nhanh phục hồi, tái tạo.
Kiêng các thức ăn như: thịt bò, rau muống, nước tương, thịt gà, các món ăn từ nếp… để không gây thâm, sẹo hay viêm, mưng mủ sau khi nặn mụn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lấy nhân mụn tại nhà. Việc lấy nhân mụn tại nhà tuy đơn giản, nhanh gọn nhưng cần có những lưu ý trên để đảm bảo an toàn cho làn da của bạn. Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Chúc bạn có một làn da khỏe, đẹp.
Nguồn bài viết: https://thammysbeauty.vn/cach-lay-nhan-mun-tai-nha/
Comentarios